NHA KHOA TOÀN SỨ
Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Tư vấn trám răng » Răng thưa có trám được không?

Răng thưa có trám được không?

Theo dõi trên:
    Răng thưa là một trong những tình trạng  răng mọc lệch lạc thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ, phá vỡ sự hài hòa trên cung hàm mà còn khiến việc ăn nhai cũng gặp khó khăn. Răng thưa có trám được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Răng thưa có trám được không?

(*)Răng thưa có trám được không?

    Răng thưa có những dạng nào?

    Răng thưa cũng có nhiều dạng khác nhau. Các trường hợp răng bị thưa phổ biến như sau:

  • Răng thưa hở kẽ: Các răng không khít sát mà có khoảng cách với nhau. Tuy nhiên, không phải giữa răng nào cũng cách xa nhau và khoảng cách lớn.
  • Răng nhưa cách biệt nhau: Khoảng cách giữa các răng khá lớn khiến người đối diện dễ dàng nhận ra nhược điểm này.
  • Răng thưa do bị mòn: Vốn dĩ các răng trước đây bình thường, khít sát nhau nhưng do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, sử dụng tăm xỉa răng hay một lý do nào đó mà các răng bị mòn dần và tạo khoảng cách với nhau.

Răng thưa có trám được không?

Răng cửa bị thưa

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

  • Răng thưa quá cách xa nhau

    Trường hợp các răng có kích thước nhỏ trong khi cung xương hàm lớn nên giữa các răng chắc chắn sẽ tồn tại một khoảng cách. Thông thường, tình trạng này là do bẩm sinh hay những thói quen không tốt khi còn nhỏ của bệnh nhân.

    Răng thưa có trám được không?

    Trám răng là kỹ thuật bù đắp những lỗ hỗng, khoảng cách trên răng bằng một vật liệu nhân tạo, giúp tái tạo hình dáng hay làm mới cho các răng trên cung hàm. Tuy nhiên, với các trường hợp răng thưa nêu trên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện trám răng.

Răng thưa có trám được không?

Trám răng thưa thẩm mỹ

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

    Với những răng thưa nhưng khoảng cách giữa các răng không quá lớn thì vật liệu trám có thể bù đắp và liên kết bền vững với các mô răng thật, giúp cho phục hình vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ vừa bền chắc. Vật liệu trám răng sẽ được đưa lên vị trí cần phục hình, được bác sĩ tạo hình thẩm mỹ nhất và đông cứng vật liệu trên răng. Sau khi trám, khoảng cách giữa các răng hoàn toàn biến mất, răng phục hình có màu tương đồng nhau, vật liệu trám có khả năng chịu lực nhai tốt…Nên người đối diện sẽ không thể nhận ra sự khác biệt giữa vật liệu và màu răng thật.

    Tuy nhiên, nếu trường hợp khoảng cách giữa các răng quá xa nhau thì vật liệu trám rất dễ bị bong sút khi bạn ăn nhai. Trong trường hợp răng thưa có khoảng cách lớn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện mặt dán hay bọc răng sứ cho bạn. Những kỹ thuật này yêu cầu cần mài bớt mô răng thật để đắp răng sứ phục hình lên trên. Những kỹ thuật này có chi phí cao hơn, quy trình thực hiện phức tạp hơn nhưng khả năng tái tạo thẩm mỹ, chức năng và tuổi thọ rất tốt.

Răng thưa có trám được không?

Chiếu laser đông cứng vật liệu trám

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

    Răng thưa có trám được không? Câu trả lời chỉ chính xác nhất sau khi bác sĩ đã thăm khám cụ thể mức độ răng thưa của bạn như thế nào. Vì vậy, đến gặp các chuyên gia để được tư vấn cụ thể là điều mà bạn cần làm ngay bây giờ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng sứ titan

Răng sứ Titan

Răng sứ Titan là một giải pháp trồng răng ngày càng được nhiều khách hàng