Những nguyên nhân gây sâu răng
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến , sâu răng thường do những nguyên nhân sau đây gây ra:
- Mảng bám và vi khuẩn
Vôi răng chứa vi khuẩn khiến răng bị sâu
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Thức ăn còn sót lại sau quá trình ăn uống nếu không được làm sạch kịp thời và hiệu quả sẽ dần tích tụ thành những mảng bám, chúng tập trung ở trên viền nướu và xung quanh răng. Mảng bám tồn tại sau khoảng 1 tuần khi bị vôi hóa trong môi trường miệng và nước bọt sẽ hình thành cao răng. Lúc này, cao răng có tính chất cứng chắc và khó làm sạch bằng các thao tác vệ sinh răng miệng hàng ngày. Theo các nghiên cứu nha khoa cho thấy trong mảng bám và vôi răng thì vi khuẩn chứa đến 70% trọng lượng. Đó là vi khuẩn streptococcus mutans tồn tại hầu hết trong môi trường miệng của tất cả mọi người.
Vi khuẫn streptococcus mutans làm lên men tinh bột và đường có trong thức ăn, nước uống thành axít lactic. Axít sẽ dần dần ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy lớp men răng bảo vệ ở ngoài và tạo thành lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời sâu răng sẽ dần lan vào tủy gây hoại tử tủy. Lúc này bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ mất răng cao.
- Đường có trong thức ăn
Sử dụng nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ bị sâu răng
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Với những ai thường ưa chuộng sử dụng những loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường, tinh bột thì chúng rất dễ hình thành mảng bám trên răng. Bên cạnh đó chúng cũng dễ bị biến đổi thành axit tác động mài mòn men răng, gây sâu răng. Đặc biệt tình trạng này thường gặp ở các em nhỏ thường là những đối tượng yêu thích bánh kẹo, nước ngọt có ga…
- Men và ngà răng yếu
Mòn men dễ xuất hiện các lỗ sâu trên răng
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Một răng sinh lý có cấu trúc cơ bản là men răng, ngà răng và lớp tủy bên trong. Men răng có tính chất cứng chắc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc răng bên trong. Một khi lớp men này bị tổn thương cũng có nghĩa là răng dễ bị xâm phạm và phá hủy. Tình trạng thiếu hụt canxi trong chế độ dinh dưỡng, không sử dụng kem đánh răng chứa flour, bà mẹ trong thời gian mang thai thường phải đối mặt với tình trạng này.
- Răng bị tổn thương
Răng bị tổn thương dễ bị tác động từ các tác nhân bên ngoài
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Đôi khi vì một lý do nào đó, răng bị khiếm khuyết mất một phần như tình trạng răng bị mẻ, vỡ, nứt…cũng là cơ hội cho mảng bám và vi khuẩn tấn công răng. Lúc này răng không còn nguyên vẹn nên khả năng chống chọi trước các tác nhân bên ngoài kém đi, sâu răng cũng vì vậy mà dễ xảy ra hơn.
Những nguyên nhân gây sâu răng nêu trên là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng sâu răng mà chúng ta thường gặp. Thông thường, bệnh lý này khó nhận ra khi chúng chưa có những biểu hiện cụ thể. Vì vậy, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn cần thực hiện khám nha khoa định kỳ ( khoảng 6 tháng/ lần ) giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện nhé.