Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Bọc răng sứ có được lâu không?
Để có thể đạt chất lượng và tuổi thọ cao cho phục hình, trước tiên bạn cần lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa uy tín với các bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại.
Là một trong số những trung tâm nha khoa có thể trang bị hệ thống Cad/Cam riêng cho mình, nha khoa Toàn Sứ được các khách hàng đánh gía cao về chất lượng cao của phục hình, chi phí điều trị hợp lý. Theo bác sĩ của trung tâm, tuổi thọ răng phục hình sau khi bọc răng sứ có được lâu không phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
(*)Nha khoa Toàn Sứ – trung tâm nha khoa uy tín
- Loại răng sứ
Răng sứ hiện nay được chia thành 2 loại: răng kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ kim loại có khung sườn bên trong được làm bằng hợp kim kim loại như: Niken-Crom, Crom-Coban, titan… và được phủ một lớp sứ thẩm mỹ bên ngoài. Răng toàn sứ thì được chế tác bằng chất liệu sứ tinh khiết.
Mặc dù có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với răng toàn sứ nhưng răng kim loại lại có tuổi thọ khá khiêm tốn.
Sau khoảng từ 5-7 năm phục hình, khung kim loại sẽ bị oxy hóa với nước bọt, lúc này khung kim loại bị tụt ra khỏi nướu, gây đen viền nướu. Vì vậy, nếu là phục hình cho răng cửa thì bệnh nhân cần thực hiện phục hình mới.
Răng toàn sứ có thể khắc phục được nhược điểm này nên có tuổi thọ kéo dài hàng chục năm, thậm chí là suốt đời nếu bệnh nhân có cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt.
(*)Răng toàn sứ có tuổi thọ lâu dài
- Độ vững chắc của răng trụ
Với những răng đã lấy tủy, còn ít mô răng thì có thể sau một vài năm, răng này sẽ bị yếu dần đi. Từ đó, răng được bọc sứ cũng vì vậy mà bị suy thoái, lung lay.
- Việc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân
Ngoài ra, cách ăn uống và vệ sinh răng miệng của bạn cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tuổi thọ cho răng sứ được lâu dài hơn.
Sau khi bọc răng sứ, bạn không nên ăn đồ quá cứng, quá dai hay quá dẻo. Việc vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ky lưỡng, đánh răng hai lần một ngày, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng…Và đặc biệt, bạn không nên dùng răng cắn trực tiếp các vật cứng.
Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt
Bên cạnh đó, bạn nên tạo lập và duy trì thói quen khám răng định kỳ khoảng 4-6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra độ khít sát giữa răng sứ và nướu, kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng…giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng (nếu có).