Trẻ bị viêm nha chu do những nguyên nhân gì ?
Mảng bám, vôi răng với sự tập trung một số lượng vi khuẩn khổng lồ là nguyên nhân gây nha chu viêm ở trẻ. Điều này do những nguyên nhân sau:
Trẻ em đang thời kỳ mọc răng khiến nướu nhạy cảm hơn
(*Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
- Sở thích ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga…chứa nhiều đường và axit khiến lớp men răng dễ bị bào mòn, răng dễ bị tổn thương.
- Trẻ em đang mọc răng khiến nướu dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường.
- Vệ sinh răng miệng kém.
Những nguyên nhân trên khiến mảng bám có cơ hội hình thành và phát triển thuận lợi gây những tổn thương cho răng và nướu của trẻ.
Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em
Viêm nha chu ở trẻ em biểu hiện cụ thể ở các giai đoạn cụ thể như:
- Viêm nướu
Trên nướu xuất hiện túi mủ nha chu
Đây là giai đoạn đầu biểu hiện của viêm nha chu. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám dễ hình thành trên viền nướu và chân răng gây kích ứng nướu. Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu. Trong những trường hợp nặng nướu có thể bị xuất huyết tự nhiên và khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Lúc này, bạn nên quan tâm, hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng trên sẽ được khắc phục hiệu quả.
- Viêm nha chu trước tuổi dậy thì
Nha chu viêm gây nguy cơ mất răng cao cho trẻ
(*Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Khi trẻ ở giai đoạn này, thường viêm nha chu sẽ gây mất răng sữa trước khi chúng phát triển đầy đủ. Lúc này, việc cần làm là đưa trẻ đến gặp nha sỹ để được thăm khám, cạo vôi răng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, sử dụng kháng sinh và trong một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nếu tổn thương nghiêm trọng.
- Viêm nướu ở trẻ khu trú
Viêm nha chu gây đau đớn cho trẻ
(*Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Biểu hiện của tình trạng này là mất xương ổ răng nhanh chóng, nhất là ở vùng quanh các răng cửa và răng cối lớn 1 vĩnh viễn. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng răng bị tổn thương sẽ bị mất hệ thống dây chằng, răng trở nên suy yếu và dễ bị rụng. Bác sĩ cần thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ xử lý những mô răng bị tổn thương tại chỗ, kết hợp kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng thì bệnh nhân cần điều trị nha chu toàn bộ, kết hợp với những thủ thuật cấy ghép xương ổ răng.
- Viêm nướu khi trẻ mọc răng
Khi trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, trẻ sẽ bị khó chịu, đau và sốt nhẹ…Lúc này nướu bị sưng và dễ bị kích ứng tại vị trí mọc răng. Lúc này phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, chườm lạnh giúp giảm sưng và đau…
Khám nha khoa giúp điều trị bệnh lý răng miệng kịp thời cho trẻ
(*Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
- Viêm quanh thân răng cấp
Với những răng cối lớn vĩnh viễn ở hàm dưới đang trong thời kỳ mọc răng sẽ dễ gây ra tình trạng viêm cấp. Sự tích tụ mô chết và vi khuẩn ở khe nướu tạo điều kiện cho phản ứng viêm. Lúc này bệnh nhân bị cứng hàm và đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng mặt và viêm mô tế bào vùng mặt.
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện lấy hết những mô chết, cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh và nước muối sinh lý. Sau đó thực hiện nhổ răng hoặc cắt bỏ phần nướu đã bị tổn thương để ngăn chặn bệnh tái phát.