(*)Răng giúp duy trì mật độ xương
Tại sao xương hàm bị tiêu hủy sau mất răng?
Xương hàm cần sự kích thích thường xuyên để có thể duy trì hình dạng và mật độ. Răng là yếu tố cần thiết do sự ổn định của xương. Lực nhai tác động lên răng hàng ngày sẽ gây ra sự kích thích cho vùng xương hàm xung quanh răng, sự kích thích này là yếu tố giúp xương duy trì mật độ ổn định. Khi răng bị mất đi đồng ngĩa với việc sự kích thích này cũng không còn và xương hàm bị thoái hóa dần là lẽ tự nhiên.
Ngay sau khi răng bị mất sẽ gây ra một khoảng trống lớn, từ đó sự tiêu xương và lấp đầy khoảng trống này bắt đầu diễn ra. Quá trình tiêu xương diễn ra nhanh nhất trong 6 tháng đầu tiên, có thể làm tiêu mất khoảng 60% khối lượng xương.
Lực nhai kích thích duy trì mật độ xương
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Quá trình tiêu xương sẽ diễn ra tiếp tục thời gian sau đó. Quá trình tiêu xương như thế nào tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong một số trường hơp bệnh nhân bị mất răng lâu ngày, xương có thể tiêu nghiêm trọng, đến sát sóng hàm, gần các dây thần kinh. Lúc này, bệnh nhân muốn thực hiện cấy ghép Implant cần được thực hiện các thủ thuật hỗ trợ như: ghép xương, nâng xoang hàm hay sử dụng những loại Implant đặc biệt và có giá thành cao.
Các biểu hiện tiêu xương
Tiêu xương thường được biểu hiện ở những dạng sau:
- Tiêu xương sau khi nhổ răng
(*)Tiêu xương sau khi nhổ răng
Tiêu xương có thể diễn ra theo chiều dọc hay chiều ngang sau khi nhổ răng. Sau khi mất răng, khoảng trống này sẽ đượ lấp dần và tiêu xương sẽ diễn ra theo cơ chế tự nhiên.
- Tiêu xương ở khu vực xoang
(*)Tiêu xoang hàm khi mất răng hàm trên
Khu vực phía trên của xương hàm là các xoang với những khoảng trống lớn. Khi bị mất các răng hàm trên, các đỉnh xoang bắt đầu tràn xuống, độ rộng của xoang cũng tăng lên. Vì vậy, trước khi thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang cho bệnh nhân.
- Tiêu xương khi bị mất nhiều răng
Tiêu xương khi bị mất nhiều răng
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Khi bệnh nhân bị mất nhiều răng, xương ở khu vực này sẽ bị tiêu dần. Theo thời gian, xương sẽ dần tiêu đến sát các ống dây kinh bên dưới, gây khó khăn cho việc cấy ghép Implant.
- Tiêu xương khi mất răng toàn hàm
Tiêu xương khi mất răng toàn hàm
Trường hợp bệnh nhân mất hết các răng trên cung hàm thì toàn bộ xương hàm sẽ bị teo đi. Trong một số trường hợp tiêu xương nghiêm trọng, các ống dây thần kinh gần như bị bộc lộ ra ngoài. Trường hợp tiêu xương này sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ lão hóa rất cao.
Tiêu xương sau khi mất răng là quá trình tự nhiên sẽ diễn ra nếu bạn không thực hiện phục hình nha khoa kịp thời. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant tức thì sau nhổ răng để ngăn quá trình tiêu xương diễn ra. Nhưng nếu chẳng may xương bị tiêu do mất răng lâu ngày, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép xương, nâng xoang cho bạn, đạt yêu cầu có thể cấy ghép Implant chất lượng cao.