youtubetwitterfacebook

dichvu2

bocrangsu2

caovoirang2

cayghepimplant1

dieutrisaurang1

niengrang1

phauthuathammat1

taytrangrang1

tramrang1

Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

    Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em là kỹ thuật sử dụng các chất trám nhân tạo đưa lên trám bít các hố rãnh trên bề mặt nhai, giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả. Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.

Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

(*)Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ em

    Trẻ em là đối tượng thường bị sâu răng

    Trẻ em là đối tượng rất ưa thích các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas…nhưng chưa thực sự chăm sóc răng miệng tốt. Vì vậy, đây là đối tượng thường bị sâu răng rất cao. Sâu răng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ.

    Theo bác sĩ nha khoa Toàn Sứ: Ở trẻ em, từ lứa tuổi 6 – 12 đã mọc răng 2 răng cối lớn là răng số 6 và răng số 7. Đây là những răng cố định mọc sớm, trên bề mặt nhai có nhiều hố rãnh, lại nằm ở vị trí phía trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng khá khó khăn, mảng bám và vi khuẩn rất dễ hình thành. 2 răng này đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nên việc bảo vệ răng trước nguy cơ sâu răng là điều rất quan trọng.

Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

(*)Bánh kẹo ngọt là nguyên nhân thường dẫn đến sâu răng

    Nhằm hạn chế tình trạng sâu răng xảy ra, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám răng phòng ngừa áp dụng cho các răng cố định, đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên bề mặt nhai và giúp trẻ vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

    Quy trình trám răng phòng ngừa sâu răng được các bác sĩ thực hiện như sau:

  • Bác sĩ làm sạch bề mặt hố rảnh trễn răng bằng chổi nha khoa chuyên dụng và bột đánh bóng.
  • Xử lý bề mặt răng cần trám bằng dung ịch tăng độ bám dính với vật liệu trám.
  • Đưa vật liệu trám lên bề mặt hố rãnh.
  • Sử dụng đèn chiếu giúp đông cứng vật liệu trám.
  • Kiểm tra và điều chỉnh hình dáng của vật liệu trám sao cho thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Trám răng phòng ngừa sâu răng

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

    Sau khi trám bít hố rãnh, bề mặt răng sẽ trở nên bằng phẳng và trơn láng hơn, làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám hơn so với lúc ban đầu.

    Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy, tỉ lệ răng bị sâu mặt nhai rất cao, chiếm đến 90% tổng số trường hợp bị sâu răng. Vì vậy, nếu được trám răng phòng ngừa đúng kỹ thuật thì phương pháp này sẽ đem lại những hiệu quả sau:

  • Bảo vệ bề mặt răng không bị sâu.
  • Hạn chế tình trạng mòn men răng.
  • Ngăn chặn sự hình thành của mảng bám, vôi răng.
  • Giúp việc vệ sinh răng miệng được thực hiện dễ dàng và tốt hơn.

Trám răng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

(*)Trám phòng ngừa sâu răng

    Bên cạnh phương pháp trám răng phòng ngừa sâu răng cho trẻ em, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của con em mình, đặc biệt là thói quen thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ 1 lần. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ, phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề trên răng (nếu có).

Để lại số điện thoại tư vấn bác sĩ gọi lại ngay



    goi-tu-van-left
    goi-tu-van-right
    goi-tu-van-right

    Bài viết liên quan

    Trám răng sâu như thế nào để bền chắc?

    Trám răng sâu như thế nào để bền chắc?

    Răng sâu là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Sau khi ...

    Trám răng có cần lấy tủy không?

    Trám răng có cần lấy tủy không?

    Răng bị bệnh lý như sâu răng, viêm tủy….là những tình trạng phổ biến ...

    Những lưu ý khi trám răng cửa bị mẻ

    Những lưu ý khi trám răng cửa bị mẻ

    Răng cửa là những răng giữ chức vụ thẩm mỹ quan trọng trên cung hàm. Bất ...

    Những lưu ý quan trọng sau khi hàn trám răng

    Những lưu ý quan trọng sau khi hàn trám răng

    Sau khi trám răng (hàn răng), bạn cần thực hiện việc vệ sinh và bảo vệ răng ...

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gọi
    Maps
    Chat
    MENU
    Lưu ý

    * Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người