Bệnh sâu răng là gì ?
Hình ảnh những chiếc răng bị sâu
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Không phải gần đây mới xuất hiện bệnh lý này, sâu răng có một lịch sử phát triển rất lâu dài, các nghiên cứu nha khoa cho thấy nó đã xuất hiện từ thời kỳ Đồ Đồng, thời Trung Cổ và thậm chí là trước thời kỳ Đồ Đá Mới. Cho đến nay, sâu răng vẫn là một căn bệnh phổ biến trên thế giới.
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ “ăn” dần vào sâu cấu trúc răng, gây phá hủy lớp ngà và tủy răng bên trong, gây hoại tử tủy. Thậm chí trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân buộc phải nhổ bỏ những răng này.
Bệnh lý này do những nguyên nhân chủ yếu sau đây gây ra:
- Vi khuẩn:
Vi khuẩn được hình thành trong mảng bám, vôi răng là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó có sâu răng.
Vôi răng là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
- Đường trong thức ăn
Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt có ga…chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh sâu răng có nguy cơ “bùng nổ” và răng bị phá hủy nhanh hơn. Bởi vi khuẩn có hại sẽ sử dụng đường để hình thành và phát triển số lượng có trong các mảng bám, vôi răng. Đồng thời chúng lên men đường trong quá trình biến dưỡng và phóng thích acid ra trên bề mặt răng, acid làm mềm men bề mặt răng, và ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, tạo thành lỗ sâu.
- Tuổi tác
Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những tình trạng như: giảm tiết nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng, vệ sinh răng miệng kém …là những nguyên nhân có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng cao hơn và tốc độ tiến triển bệnh nhanh hơn.
- Chế độ chăm sóc răng miệng
Chỉ tơ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ răng trước nguy cơ bị sâu. Thông thường, khoảng 15 phút sau khi ăn xong, trên răng sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng. Chúng nhanh chóng kết hợp với vi khuẩn tạo thành mảng bám nếu chúng ta không làm sạch răng miệng kịp thời.
Việc đánh răng hàng ngày thôi chưa đủ sức đánh bật mảng bám ra khỏi răng, bạn cần sử dụng kết hợp chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để giúp làm sạch răng hiệu quả hơn.
Biểu hiện của bệnh sâu răng là gì ?
Thông thường, sâu răng khi đang phát triển ở giai đoạn đầu tiên thường ngấm ngầm không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân rất khó nhận ra sự tổn thương trên răng. Một khi bạn nhận thấy những biểu hiện sau đây cũng có nghĩa là tình trạng răng sâu cũng đã khá nghiêm trọng:
Sâu răng gây đau nhức cho bệnh nhân
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
- Mảng bám, cao răng bao quanh nướu và chân răng.
- Xuất hiện những lỗ sâu trên bề mặt răng.
- Bệnh nhân cảm thấy đau đớn khó chịu, chúng có thể xuất hiện từng cơn hay âm ỉ kéo dài. Và thông thường những cơn đau sẽ đau hơn vào ban đêm.
- Nướu bị sưng đỏ, yếu đi và rất dễ chảy máu, đặc biệt là mỗi khi đánh răng.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
Bệnh sâu răng tuy phổ biến nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết nó sớm. Vì vậy, thăm khám nha khoa định kỳ ( 4-6 tháng / lần ) là cách tốt nhất để bác sĩ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh ý này kịp thời, đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian điều trị cho bệnh nhân.