youtubetwitterfacebook

dichvu2

bocrangsu2

caovoirang2

cayghepimplant1

dieutrisaurang1

niengrang1

phauthuathammat1

taytrangrang1

tramrang1

Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

    Thông thường, các bệnh lý răng miệng đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện chu đáo, mảng bám và cao răng nhanh chóng hình thành. Những tác hại của cao răng mà bạn chưa biết sẽ được nêu cụ thể sau đây giúp bạn có thêm những kiến thức nha khoa quan trọng giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.

Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

(*)Cao răng tích tụ quanh chân răng

    Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

    Sau khi ăn xong chỉ khoảng 15 phút, sẽ có một lớp màng mỏng bao quanh các chân răng. Chúng là những mảnh vụn thức ăn kết hợp với nước bọt, nếu chúng ta không làm sạch kịp thời, vi khuẩn sẽ hình thành và tạo nên mảng bám.  Nếu không được làm sạch kịp thời, mảng bám sẽ bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt và cặn mềm (thức ăn còn sót lại, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép nướu, gọi là vôi răng (cao răng).

Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

Vôi răng gây kích ứng nướu

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

    Cao răng là một trong những tác nhân gây nên các bệnh lý răng miệng như sau:

  • Cao răng là nơi chứa vi khuẩn có hại cho răng và nướu

    Theo các nghiên cứu nha khoa cho thấy, vi khuẩn chiếm đến 70% trọng lượng của mảng bám. Có nghĩa chỉ trong 1 mg mảng bám thì có chứa đến một tỉ vi khuẩn. Khi mảng bám, cao răng được tích tụ ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Và dĩ nhiên sự tồn tại của chúng hoàn toàn không đem lại một lợi ích gì cho cơ thể.

Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

Vôi răng gây sâu răng

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

  • Cao răng là nguyên nhân đầu tiên gây ra các bệnh răng miệng

    Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy…là những bệnh lý phần lớn đều do cao răng gây ra.

    Những lớp vôi cứng dính chặt vào nướu và chân răng, thậm chí là dưới nướu sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tiến hành phá hủy lớp men răng tự nhiên, gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng, nếu sâu răng nghiêm trọng sẽ có thể làm tổn thương đến tủy bên trong, gây viêm tủy, hoại tử tủy…

    Cao răng cũng là tác nhân gây kích ứng, viêm nhiễm cho nướu. Lúc này, nướu bị sưng đỏ không còn giữ được màu hồng hào bình thường, bị đau nhức, hay bị chảy máu nhất là khi ăn nhai hoặc bạn đánh răng. Viêm nướu nghiêm trọng sẽ chuyển thành viêm nha chu. Lúc này, nướu bị tụt, chân răng bị lộ ra khỏi nướu nên bị lung lay, thậm chí là mất răng.

Tác hại của cao răng mà bạn chưa biết

Viêm nha chu gây tụt nướu nghiêm trọng

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

    Cao răng rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu bạn nhận thấy những mảng bám mềm hoặc cứng quanh nướu và chân răng có màu vàng, nâu đỏ hoặc đen, hơi thở có mùi hôi khó chịu, nướu bị sưng…sẽ là những thông báo về vấn đề sức khỏe răng miệng của bạn. Lúc này. bạn cần gặp nha sỹ để được giúp đỡ. Bởi nếu lâu dài, bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng, mất răng và việc điều trị rất phức tạp và tốn kém.

Để lại số điện thoại tư vấn bác sĩ gọi lại ngay



    goi-tu-van-left
    goi-tu-van-right
    goi-tu-van-right

    Bài viết liên quan

    Sự khác nhau giữa tẩy trắng răng và lấy cao răng

    Sự khác nhau giữa tẩy trắng răng và lấy cao răng

    Tại nha khoa Toàn Sứ, sau khi cạo vôi răng, các bác sĩ sẽ thực hiện đồng ...

    Nên lấy cao răng bao lâu một lần?

    Nên lấy cao răng bao lâu một lần?

    Lấy cao răng hay còn gọi là cạo vôi răng, là thao tác loại bỏ những mảng bám, ...

    Lợi ích của việc lấy cao răng định kỳ

    Lợi ích của việc lấy cao răng định kỳ

    Một nụ cười trắng sáng với những chiếc răng khỏe mạnh là niềm mong muốn ...

    Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

    Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

    Cao răng là một dạng vôi cứng được hình thành từ các thức ăn còn sót lại ...

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gọi
    Maps
    Chat
    MENU
    Lưu ý

    * Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người