NHA KHOA TOÀN SỨ
Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Tư vấn cầu răng » Cầu răng là gì ?

Cầu răng là gì ?

Theo dõi trên:
Trong trường hợp mất một hay nhiều răng, cầu răng là giải pháp phục hồi răng giả được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi phương pháp này đem lại hiệu quả thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai tốt trong khi chi phí điều trị lại không cao. Cầu răng là gì ? Trong bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.

Cầu răng là gì ?

(*)Cầu răng cho răng đã mất

Cầu răng là gì ?

Cầu răng được dùng để thay thế cho một hay nhiều răng mất. Cầu răng được nâng đỡ bởi các răng kế cận với vai trò là trụ cầu . Cầu răng bao gồm 2 mão răng nằm ở 2 răng thật bên cạnh răng mất và răng giả nằm giữa 2 mão này.

Cầu răng có thể được gắn cố định hay tháo rời. Đối với loại cố định,bác sĩ sẽ tiến hành đặt các mão răng sứ trên hai răng trụ hoặc nối những răng giả trực tiếp vào răng trụ. Cầu tháo lắp được gắn kết với răng trụ bằng móc kim loại hoặc chất dính nha khoa chuyên dụng.

Cầu răng là gì ?

(*)Mài răng làm trụ cầu

Đối với những trường hợp mất nhiều răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy tầm quan trọng của chúng. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề thẩm mỹ chung của toàn hàm mà mất răng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai. Đặc biệt là khi răng bị mất là nhóm răng hàm thường chịu trách nhiệm chính trong vấn đề ăn nhai. Thức ăn khó cắn và nghiền nát không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bệnh nhân mà còn gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hệ dạ dày. Vì vậy, phục hình răng giả cho răng đã mất là điều cần thiết.

Cầu răng thường được chỉ định áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Những trường hợp mất một hay nhiều răng nhưng không muốn sử dụng hàm giả tháo lắp hay thực hiện cấy ghép implant.
  • 2 răng kế cận răng mất còn chắc khỏe đủ yêu cầu làm trụ cầu.
  • Bệnh nhân mất răng vần còn giữ được tình trạng xương hàm và răng tốt, có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Cầu răng là gì ?

(*)Cầu răng cho trường hợp mất răng

Có những loại cầu răng nào ?

Hiện nay, có 3 loại cầu răng được thực hiện tại nha khoa Toàn Sứ như:

  • Cầu răng thường:

Đây là loại cố định bởi nó không thể tháo ra như hàm giả tháo lắp. 2 răng bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm trụ cho cầu răng ở giữa.

  • Cầu dán:

Với những trường hợp không có miềng trám lớn, răng thật ở 2 bên còn chắc khỏe thì sẽ sử dụng cầu răng dán. Răng giả được dùng tạm thời ở vùng răng trước, được dán vào các răng 2 bên răng mất. Cánh dán này được dán vào mặt trong các răng kế cận do đó vẫn đảm bảo thẩm mỹ tốt cho bệnh nhân. Đặc biệt kỹ thuật này không đòi hỏi phải mài nhiều mô răng nên có khả năng bảo tồn răng thật khá cao.

Cầu răng là gì ?

(*)Kỹ thuật thực hiện

  • Cầu nhảy:

Phương pháp này thích hợp phục hình cho những vùng răng ít chịu lực nhai lớn như răng cửa. Nó được chỉ định khi có răng ở 1 đầu của khoảng mất răng và thường được tựa trên một hoặc nhiều răng trụ.

Là một kỹ thuật phục hình răng giả đem lại chất lượng tốt mà chi phí hợp lý nên dù là kỹ thuật truyền thống, phương pháp này hiện nay vẫn được các chuyên gia đánh giá cao. Nếu bạn đang bị mất răng và muốn thực hiện cầu răng, mời bạn đến thăm khám tại nha khoa Toàn Sứ. Các bác sĩ của chúng tôi sẵn sàng khám và tư vấn miễn phí cho bạn.

(*: Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bọc răng sứ

Nhổ bỏ răng chỉ định cuối cùng bởi nó không chỉ làm mất thẩm mỹ