(*)
Trong trường hợp nào nên dán mặt răng sứ veneer ?
Dán mặt răng sứ veneer sẽ được các bác sĩ nha khoa Toàn Sứ chỉ định thực hiện cho những bệnh nhân ở những trường hợp sau:
- Răng bị nhiễm kháng sinh tetracycline, răng nhiễm fluoride không thực hiện tẩy trắng được.
- Răng trám bằng chất liệu composite đã bị đổi màu.
- Răng bị mòn cạnh.
- Răng lớn nhỏ không đồng đều trên cung hàm.
- Răng bị nứt, vỡ, mẻ.
- Răng thưa hở kẽ nhưng khoảng cách không lớn lắm.
(*)Trường hợp chỉ định dán mặt sứ
Dán mặt răng sứ veneer được coi là sự lựa chọn hoàn hảo cho những trường hợp nêu trên. Khi răng bị nhiễm kháng sinh đa phần tẩy trắng răng đều không thực hiện hiệu quả. Những trường hợp còn lại vẫn có thể sử dụng kỹ thuật bọc răng sứ, nhưng phương pháp này lại yêu cầu mài khá nhiều mô răng thật khiến răng sinh lý ít nhiều bị ảnh hưởng.
Kỹ thuật dán mặt răng sứ veneer không cần đòi hỏi mài nhiều mô răng thật nên khả năng bị ê buốt rất thấp, đồng thời kỹ thuật này bảo tồn tối đa mặt trong của răng nên cảm giác ăn nhai, cảm biến thức ăn của bệnh nhân hầu như không có sự khác biệt so với lúc ban đầu.
Dán mặt răng sứ veneer chống chỉ định đối với những trường hợp sau đây:
- Răng đang mắc bệnh lý: sâu răng, nha chu, viêm tủy…
- Răng mọc lệch, sai khớp cắn.
- Khoảng cách của các răng thưa quá lớn.
- Răng bị vỡ lớn.
(*)Răng khấp khểnh không thích hợp dán mặt sứ
Các loại mặt dán sứ veneer:
Hiện nay, tại nha khoa Toàn Sứ áp dụng thực hiện 2 phương pháp dán mặt răng sứ veneer sau đây:
1. Veneer composite:
Kỹ thuật này được thực hiện khá đơn giản. Sau khi đã sửa soạn răng hỏng, bác sĩ sử dụng chất trám composite lên răng cần phục hình để tái tạo sự thẩm mỹ cho răng.
Kỹ thuật này được thực hiện nhanh chóng chỉ trong một lần hẹn, chi phí thấp khá thuận lợi cho bệnh nhân lựa chọn. Nhưng chỉ sau vài năm sử dụng, chất trám sẽ có xu hướng bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.
Hình ảnh trước và sau khi làm mặt dán sứ
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
2. Veneer sứ:
Bác sĩ thăm khám và tiến hánh lấy dấu răng của bệnh nhân gồm: kích thước, màu sắc của mặt dán cần phục hình. Sau đó, gắn mặt dán lên vị trí răng đã sửa soạn, gắn kết chúng bằng keo sinh học.
Kỹ thuật này cho phép răng phục hình có màu sắc đẹp tự nhiên như răng thật, duy trì hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, chi phí của nó cũng cao hơn so với phương pháp trên.
Chăm sóc tốt răng phục hình
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Để màu răng cũng như tuổi thọ mặt dán được duy trì lâu dài, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng sau khi điều trị. Thực hiện đánh răng đúng cách 2 lần/ ngày; sử dụng kết hợp chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng; tránh nhai cắn các vật cứng…là những cách thức bạn có thể dễ dàng chủ động trong việc bảo vệ răng. Và cuối cùng, đừng quên việc thăm khám nha khoa định kỳ ( khoảng 6 tháng / lần ) bạn nhé. Các bác sĩ của trung tâm sẽ kiểm tra “sức khỏe” của mặt dán sứ giúp bạn.
(*: Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)